Chống thấm chân tường nhà vệ sinh

Bài viết dưới đây hướng dẫn các bạn xử lý thấm chân tường vệ sinh cho mặt trong (là phòng vệ sinh đã có gạch ốp) và mặt ngoài (là tường đã sơn nước)

LB Chemistry luôn khuyến cáo bạn xử lý thấm cho cả 2 mặt trong và ngoài nếu có thể 

1) Xử lý thấm mặt ngoài (là tường đã sơn nước) 

Bước chuẩn bị: Trước khi tiến hành công tác xử lý thấm phần tường mặt ngoài bạn cần chuẩn bị như sau:

Vệ sinh bề mặt:

Sủi bỏ thật sạch toàn bộ lớp sơn và bột trét cũ khu vực bị thấm (Công tác sủi cạo đạt yêu cầu khi lớp hồ trát lộ rõ ra như tường mới trát). Rửa sạch toàn bộ diện tích đã sủi bằng nước

Lưu ý:

- Nếu lớp trát tường có hiện tượng bộp, bong tróc thì đó là hiện tượng lớp vữa trát đã xuống cấp trầm trọng. Cần tiến hành đục bỏ sạch toàn bộ diện tích lớp vữa trát có hiện tượng nêu trên rồi tiến hành tô trát lại bằng lớp vữa mới (Sử dụng hồ tô mác cao)

Trộn chống thấm C1T với nước sạch theo tỷ lệ:

Thùng 1kg rộn với 0,24 lít nước

- Thùng 5kg rộn với 1,2 lít nước

- Thùng 25kg rộn với 6 lít nước

Lưu ý:

- Nên được trộn chống thấm chân tường C1T với nước bằng máy. Sử dụng máy khoan tốc độ chậm (600 vòng/phút) gắn với lưỡi trộn vữa

- Trộn trong vòng 3 phút để hỗn hợp thật đều, không bị vón cục.

Thi công

- Dụng cụ thi công: Cọ cán gỗ 10cm để quét

- Trải bạt lót nền sát tường: Dùng bạt trải kín toàn bộ nền sàn nhà từ tường ra tối thiểu 1m

Lưu ý:

- Việc không trải bạt lót nền có thể làm hư bề mặt nền gạch sàn khi quét chống thấm  

Lưu ý:

- Quét thật kỹ chống thấm từ đầu gạch len tường lên đến hết phần tường đang bị thấm. Quét 2 nước. Nước thứ 2 được quét khi nước thứ 1 đã khô hoàn toàn. 

Để lớp chống thấm đã khô hẳn mới tiến hành sơn nước trả lại hiện trạng tường ban đầu

CLICK XEM GIÁ " CHỐNG THẤM CHÂN TƯỜNG C1T"

-------------------------OoO-------------------------

2) Xử lý thấm mặt trong (là phòng vệ sinh đã có gạch ốp) 

Bước chuẩn bị: Trước khi tiến hành công tác xử lý thấm phần tường mặt trong bạn cần chuẩn bị như sau:

Đục bỏ 1 hàng gạch ốp tường dưới chân (của mảng tường bị thấm)

Sủi bỏ 1 hàng gạch ốp phần chân của mảng tường bị thấm 

Lưu ý: Chỉ sủi bỏ lớp gạch - Giữ lại lớp hồ tô. Trường hợp gạch ốp lôi cả hồ tô ra, lòi phần gạch đỏ ra thì sau khi đục hết gạch phải tiến hành tô hồ lại rồi mới tiến hành các bước chống thấm nhé

Thi công chống thấm mặt tường đã lột gạch bằng chống thấm C1T 

- Dụng cụ thi công: Cọ cán gỗ 10cm để quét

- Trải bạt lót nền sát tường: Dùng bạt trải kín toàn bộ nền sàn nhà từ tường ra tối thiểu 1m để bảo vệ mặt sàn gạch vệ sinh không bị hư hỏng

Lưu ý:

- Việc không trải bạt lót nền có thể làm hư bề mặt nền gạch sàn vệ sinh khi quét chống thấm  

Lưu ý:

- Quét thật kỹ chống thấm toàn bộ phần diện tích tường đã lột gạch. Quét 2 nước. Nước thứ 2 được quét khi nước thứ 1 đã khô hoàn toàn. 

Để lớp chống thấm đã khô hẳn mới tiến hành ốp gạch tường trả lại hiện trạng 

Chúc bạn thực hiện thành công

CLICK XEM GIÁ " CHỐNG THẤM CHÂN TƯỜNG C1T"

Lưu ý: LB Chemistry có rất nhiều kinh nghiệm thi công - Và LB Chemistry tư vấn cho bạn hoàn toàn miễn phí - Vì vậy đừng ngần ngại kết nối Zalo 0918.599.464 của LB Chemistry - Chĩa thẳng camera điện thoại vào cấu kiện mà bạn cần xử lý để chúng tôi xem chi tiết và giúp bạn có giải pháp xử lý hiệu quả, rẻ tiền nhé.  

ZALO TƯ VẤN MIỄN PHÍ CỦA LB CHEMISTRY 

0918.599.464 - 0949.789.791