CÁCH CHỐNG THẤM BỂ NƯỚC NGẦM

Bước chuẩn bị: Trước khi tiến hành công tác chống thấm bạn cần chuẩn bị như sau:

1) Chống thấm bể nước uống C1B

2) Cọ 10cm, con lăn 30cm

3) Chổi chà, Vòi nước

4) Máy mài, Chén cước xoắn

5) Máy khuấy bột

6) Đèn pin, Quạt đứng

7) Nhân công thực hiện.

Vệ sinh bề mặt:

1) Đối với bể chứa mới

Dùng chổi chà xịt nước quét sạch toàn bộ bùn đất trên bề mặt bản nắp, bản thành, bản đáy

2) Đối với bể chứa cũ đang bị thấm

Bể chứa cũ sau thời gian sử dụng thường rất bẩn, rong rêu, phèn sẽ bám đầy trên thành và đáy bể. Vì vậy khi thực hiện chống thấm cho các bể chứa cũ thì tiện thể phải tiến hành vệ sinh toàn bộ lại cho thật sạch rồi mới tiến hành các bước kế tiếp.

Dùng chổi chà xịt nước quét sạch toàn bộ chất bẩn bám trên bề mặt bản nắp, bản thành, bản đáy

Lưu ý:

- Nếu quét chổi mà vẫn không sạch thì phải dùng máy để mài chất bẩn

- Công tác vệ sinh đạt yêu cầu khi bề mặt bể lòi ra lớp bê tông trắng như khi mặt bê tông mới đổ

- Công tác vệ sinh càng sạch giúp việc quan sát và phát hiện các khuyết tật kết cấu càng rõ, không bị bỏ sót, việc xử lý các bước kế tiếp càng thuận lợi.  

Xử lý khuyết tật bê tông

- Lỗ ty, các vị trị bị rỗ, các vết nứt chân chim, các râu sắt, … có trên bề mặt bản thành và bản đáy đều là các khuyết tật cần phải xử lý trước khi thực hiện các bước kế tiếp

Lưu ý:

- Nếu bể chứa có bản nắp cao hơn mặt đất tự nhiên thì chỉ cần xử lý chống thấm mặt trên của nắp bể

- Nếu bể chứa có bản nắp chìm dưới mặt đất tự nhiên thì nên bóc bỏ toàn bộ những gì phía trên nắp để xử lý chống thấm triệt để như bản thành và bản đáy.

Phụ gia để xử lý

Lỗ ty

Vfix Epoxy

Các vị trí bị rỗ

VGrout8

Các vết nứt

Crack PU

Xử lý các râu sắt

bằng cách cắt bỏ, rồi trám bằng vữa trám VGrout8

Trộn phụ gia Chống thấm bể nước uống C1B với nước theo tỷ lệ:

- Thùng 5kg rộn với 1,2 lít nước

- Thùng 25kg rộn với 6 lít nước

Lưu ý:

- Nên trộn chống thấm bể nước uống C1B với nước bằng máy. Sử dụng máy khoan tốc độ chậm (600 vòng/phút) gắn với lưỡi trộn vữa

- Trộn trong vòng 3 phút để hỗn hợp thật đều, không bị vón cục.

Dụng cụ thi công: con lăn 30cm

Tiêu hao vật liệu: 1-1.5 kg / m2

Thi công chống thấm cho bản thành trước:

Dùng con lăn lăn từng vệt theo hướng cuốn chiếu từ trong ra ngoài từ trên xuống chân toàn bộ bản thành.

Thi công chống thấm cho bản đáy:

Dùng con lăn cán dài lăn từng vệt theo hướng cuốn chiếu từ trong ra ngoài.

Lưu ý:

- Lăn 2 lớp. Lớp 2 vuông góc với lớp 1.

- Chỉ tiến hành lăn lớp 2 khi lớp 1 đã khô hoàn toàn

Súc rửa và bảo dưỡng lớp chống thấm bể trước khi đưa vào sử dụng  

Sau khi lớp chống thấm đáy bể đã khô hoàn toàn, tiến hành bơm 1 lượng nước tối thiểu vào bể (cao khoảng 30-40cm).

Dùng bắp chuối, lá chuối cắt khúc ngâm bể trong 3-5 ngày

Lưu ý:

- Bể vừa và nhỏ thì dùng 1 cây chuối ( dùng cả thân và lá). Bể lớn thì dùng nhiều cây   

- Vì không bơm nước đầy bể nên phải thường xuyên bố trí công nhân dùng chính nước này để tưới lên toàn bộ 4 thành bể ít nhất 3 lần / ngày

Nên kiểm tra và thiết lập phao cơ bơm nước vào bể thấp hơn ống xả tràn trên thành bể từ 20-30cm.

Vì rất nhiều trường hợp mà nguyên nhân bể bị mất nước không phải lý do bể bị thấm mà do lập trình phao cơ sai cao độ so với ống xả tràn. 

Chúc bạn thực hiện thành công

CLICK XEM GIÁ " CHỐNG THẤM BỂ NƯỚC UỐNG C1B "

Liên hệ tư vấn thêm các sự cố khác mà bạn đang cần xử lý

0918.599.464 - 0949.789.791