Bước chuẩn bị

Trước khi tiến hành công tác chống thấm sàn vệ sinh bạn cần chuẩn bị vật dụng sau:

Vật tư:

1) Phụ gia chống thấm VN SEAL 109

2) Vữa tự chảy không co VGrout8

3) Lưới sợi thủy tinh

4) Xi măng

5) Cát

6) Nước

Thiết bị điện cầm tay

7) Máy cắt sắt cầm tay để cắt râu sắt (nếu có)

8) Máy khuấy (máy đánh bột mastit) để trộn 2 thành phần của phụ gia chống thấm

Dụng cụ thi công

9) Búa đẽo (Loại búa có đầu hình tam giác)

10) Đục sắt

11) Kéo cắt giấy

12) Bay múc vữa

13) Cọ 10cm

14) Dây nguồn cấp điện

15) Đèn chiếu sáng

16) Thùng 18 lít

17) Dụng cụ vệ sinh: chổi chà, chổi bông cỏ

18) Găng tay ni lông hoặc găng tay cao su để bảo vệ da tay khi thi công

Các phần việc phải thực hiện trước khi chống thấm

Xây tường hộp gain

Tô toàn bộ tường trong phòng vệ sinh (nếu tô sau thì phải tô phần chân tường cao 20cm trước mới thi công chống thấm)

Khuyến nghị: Nên thực hiện công tác tô toàn bộ tường trong phòng vệ sinh trước khi thi công chống thấm 

Bước 1

Xử lý ống xuyên sàn (Đổ vữa grout cổ ống)

Mở rộng khe hở quanh cổ ống khoảng 1cm (Làm cho tất cả các ống xuyên sàn trong vệ sinh: ống thoát cầu, phểu thu, lavabo)

Ghép cốp pha đáy quanh ống. Lưu ý: Ghép thật kín để khi đổ vữa Grout vào không bị chảy ra ngoài

Đổ vữa VGrout6 đầy khe hở quanh cổ ống. Lưu ý: Chiều dày đổ vữa bằng chiều dày sàn bê tông. Khi đổ dùng đục sắt gõ nhẹ vào ống để vữa grout bám chặt ống

Bước 2

Vệ sinh mặt sàn bê tông

(Đây là công tác quan trọng nhất trong thi công chống thấm)

Dùng búa đẽo băm tất cả các cục hồ dính trên sàn bê tông. Dùng chổi chà và cọ quét thật sạch đến từng hạt bụi. 

Công tác vệ sinh đạt yêu cầu khi mặt sàn bê tông không còn một tí hồ nào bám trên bề mặt bê tông (Nhìn bê tông như lúc mới đổ sàn xong)

Lưu ý: Công tác vệ sinh càng sạch thì lớp chống thấm càng bám chặt vào bê tông. Thường các người thợ không chuyên làm chống thấm rất xem nhẹ công tác vệ sinh

Bước 3

Bo góc

Trộn hồ thật già tỷ lệ 1Cát : 2 XM

Đắp hồ hình vát 45o toàn bộ các cạnh trong vệ sinh 

Dùng cọ hoặc chổi bông cỏ quét lên lớp hồ vừa đắp để mép trên và dưới bám chặt, kín khít vào tường và sàn 

Đợi cho hồ se cứng mới thực hiện bước tiếp theo

Bước 4

Dán lưới chống nứt

Cắt lưới sợi thủy tinh theo chiều dài mỗi cạnh, chiều cao khoảng 15cm

Trộn đều bằng máy khuấy phụ gia chống thấm tỷ lệ A:B = 2,5:1 (A:Thành phần bột xám, B: Thành phần lỏng trắng)

Dùng cọ quét 1 lớp chống thấm lên lớp hồ bo góc rồi dán lưới đã cắt vào

Lưu ý: Quét sao cho lưới bám khít vào lớp hồ bo góc hết chiều dài các cạnh. 

Thực hiện quét 3 lớp chống thấm lên mặt lưới. Chỉ quét lớp thứ 2 khi lớp thứ 1 bắt đầu khô

Để lớp chống thấm trên lưới khô hoàn toàn mới thực hiện bước tiếp theo

Bước 5

Quét chống thấm sàn (Quét 2-3 lớp)

Trộn đều bằng máy khuấy phụ gia chống thấm tỷ lệ A:B = 2,5:1 (A:Thành phần bột xám, B: Thành phần lỏng trắng)

Quét toàn bộ mặt sàn bê tông và phần chân tường 20cm lớp thứ 1

Chờ cho lớp thứ 1 khô hẳn mới tiến hành quét lớp thứ 2

Quét toàn bộ mặt sàn bê tông và phần chân tường 20cm lớp thứ 2

Chờ cho lớp thứ 2 khô hẳn mới thực hiện bước tiếp theo

Lưu ý: Khi quét phải quét theo chiều dọc rồi đến chiều ngang (như đan rổ) để đảm bảo không chỗ nào bị bỏ sót

Bước 6

Ngâm thử nước

Sau khi lớp chống thấm đã khô cứng chúng ta kiểm tra chất lượng thi công bằng cách bơm đầy nước để ngâm kiểm tra trong ít nhất 24h 

Kiểm tra trần bê tông bên dưới sàn để xem có bị thấm hay không. 

Nếu đạt chất lượng mới thực hiện bước tiếp theo

Bước 7

Cán nền bảo vệ lớp chống thấm

Lớp chống thấm có chiều dày tính bằng mm nên rất dễ bị bong tróc nếu không được bảo vệ. Vì vậy sau khi đã kiểm tra ngâm thử nước chúng ta phải thực hiện cán nền tạo dốc để bảo vệ lớp chống thấm trước khi triển khai ốp, lát gạch 

Chúc bạn thực hiện thành công

XEM THÊM "CHI TIẾT SẢN PHẨM CHỐNG THẤM VN SEAL 109"

XEM THÊM "CHI TIẾT SẢN PHẨM ĐỔ CỔ ỐNG VGROUT6"

Liên hệ Tư vấn cách thi công và mua sản phẩm

0918.599.464 - 0949.789.791